Fate/Zero (Viet):Postface (Vol.4)

From Baka-Tsuki
Jump to navigation Jump to search

Urobuchi Gen[edit]



Tạo ra những sản phẩm ăn theo—là tốt hay xấu?
Được chuyển thể thành phim hoạt hình, hoặc trò chơi điện tử, hoặc tiểu thuyết, phần nối tiếp, phụ bản… Trước đây tôi đã từng nhảy lên vui sướng khi nghe những tin như vậy mà có liên quan đến tác phẩm yêu thích của mình.
Từ hồi trẻ, tôi cũng vô cùng trông mong giây phút được gặp lại những nhân vật yêu thích, tôi trông chờ được thấy các vị anh hùng tái xuất. Những cảm xúc ấy ngày ấy giờ đây trở thành kho tàng trân quý trong trái tim tôi.
Nhưng sau khi bước sang thập kỷ mới, mỗi khi nghe mấy cái tin tức kiểu ấy mà có liên quan đến tác phẩm của tôi thì tôi lại nhíu mày, tức ngực khó thở.
Tất nhiên, đôi khi cảm giác khó chịu đó chẳng qua chỉ là hoang tưởng. Tôi cũng bổ sung được nhiều kinh nghiệm thú vị thông qua các tác phẩm nối tiếp . Nhưng dù gì cũng không thể phủ nhận là nhiều khi tôi chỉ cảm thấy thất vọng, u uất và còn nổi giận tam bành vì những ước vọng đẹp trong tim ta tan vỡ.
Những sản phẩm ăn theo ấy—là tốt hay xấu?
‘Niềm hy vọng’ điều đó ‘tốt’ vẫn vang vọng trong lòng tôt đến tận bây giờ.
Cảm xúc ngày trước, hy vọng câu truyện sẽ không bao giờ kết thúc—Tôi chưa bao giờ quên.
Nhưng ‘cảm giác’ đang kêu lên là ‘không’. Chắc chắn không thể đem đến điều gì hay ho nữa. mấy nhà sản xuất mới nổi chỉ muốn mượn tiếng tăm của tác phẩm gốc, tận dụng nó để thu lợi—có thế thôi. Sự đánh giá và danh tiếng sẽ được chia chung với tác giả của tác phẩm gốc, bất kể là phần nối tiếp kia hay hay dở. Chính vì thế nên còn ai muốn dốc hết tâm can vào tác phẩm nữa cơ chứ? Miễn là chất lượng chấp nhận được thì chỉ cần bán ra với số lượng lớn kèm theo quảng cáo rầm rộ trên truyền thông—tình trạng này từ lâu đã trở một quy trình bất biến. Giờ thì còn có lý do gì để tôi lạc quan tin rằng ‘nguyện vọng của mình chắc chắn sẽ được truyền tải đến các đối tác’?
‘Đúng vậy’, ‘lý do’ thật không muốn nói ra. Vô vọng rồi.
Ngày nay, loại hình giải trí dành cho otaku bao gồm phim hoạt hình, trò chơi điện tử, và tiểu thuyết nhẹ hiện đang đem lại lợi nhuận khổng lồ tương đương với một ‘ngành công nghiệp’. Đúng vậy, nó đã trở thành một ‘ngành công nghiệp’. Các quy luật thị trường đang chi phối chu kỳ cung cầu theo hướng gia tăng không ngừng. Trong hệ thống này hình thành ý niệm rằng lợi ích của nhà sản xuất là trên hết, là đảm bảo nguồn cung ứng liên tục cho khách hàng, là cực kỳ ngớ ngẩn khi công bố một sản phẩm hoàn thiện mà lại chỉ tồn tại duy nhất một loại mặt hàng. Cho thêm đó vào một vài ý tưởng ít ỏi, dây truyền sản xuất ấy sẽ cho ra trò chơi điện tử, phim hoạt hình, truyện tranh, tiểu thuyết nhẹ hoặc thậm chí còn có cả hình nộm, từ tái bản cho đến tái đóng gói, tuyển tập, bản tái dịch thuật, bản chỉnh sửa… ví như hệ sinh thái tái chế và tái sử dụng, vắt kiệt từng giọt lợi ích từ tác phẩm ban đầu. Và niềm tin của những người hâm mộ cũng thay đổi trong quá trình sưu tập bấy nhiêu đó sản phẩm.
Bởi vì, chỉ có sự vận động không ngừng của hoạt động kinh tế nào mà lại có trách nhiệm với tác phẩm gốc mới là minh chứng cụ thể của ‘tình yêu vĩnh cửu’. Và vấn đề về suy giảm chất lượng nguyên liệu ban đầu do hậu quả của việc tái chế và tái sử dụng, thì cũng vô nghĩa như chuyện ra đòi hỏi về chất lượng giấy tái chế. Một khi người mua chỉ biết mua theo cảm tính thì người bán càng ít quan tâm hơn đến chất lượng. Cứ như thế, sự năng động của nền kinh tế được thúc đẩy; Rất nhiều người nuôi sống gia đình mình nhờ nguồn thu nhập từ ngành này. Liệu có ai quan tâm thắc mắc vấn đề kia không?
Đó là tiền lợi nhuận được từ sản phẩm ăn theo. Sản phẩm ăn theo mang lại lợi ích cho nhiều thành phần xã hội. Nếu ai đó đứng ra chống đối lợi ích chung ấy thì y sẽ chịu sự phản ánh của dư luận, để rồi chuốc lấy đau khổ. Y sẽ mất bạn bè, mất nguồn trợ cấp, có khi mất luôn cả đồng lương để mua bánh mì. Tôi hiểu hết mấy chuyện này, và cũng đã dày dạn nhiều rồi. Tôi đã học được cách quan sát tâm trạng của người khác, tôn trọng ý thức chung và thực tiễn của ngành công nghiệp này, vận dụng đức tính truyền thông của người Nhật Bản để mà mỉm cười chấp nhận.

——Sản phẩm ăn theo là tốt hay xấu?
Tất nhiên là cũng có niềm đam mê trong đó. Nhưng trên hết, nó vẫn là tính toán vụ lợi.
Một số tác phẩm nối tiếp đều có cùng xuất phát như vậy, cũng như nhiều thứ khác xúc phạm tác phẩm gốc đang trôi nổi khắp thế giới. Dạo quanh khu thương xá Akihabara, tôi thấy mình không làm sao vui lên được. bị vây quanh bởi một đám người có chung sở thích luôn khiến trong tôi trào lên cảm xúc tiêu cực gì đây?
Cuối cùng thì tôi thôi không kiềm nén nó nữa. Ừm, tôi không hay kiềm chế được trước những vấn đề rắc rối. Thay vì nhất tâm suy nghĩ cho kỹ thì hành động vẫn hợp với cơn nóng giận của tôi hơn.
Thay vì đưa ra những nhận xét thật vô tâm với người khác, tốt hơn hết là làm ra một sản phẩm ăn theo mà tôi công nhận. So với những người làm ra sản phẩm thì những người chỉ đứng ngoài thở dài còn đáng khinh hơn.
Tất nhiên làm như thế thì rủi ro rất cao. Dù là một người đặc biệt tâm huyết với tác phẩm gốc mà không đủ kỹ năng cần thiết để nâng đỡ nó và không đủ mạnh mẽ để hoàn thiện nó thì người đó chắc chắn không thành công. Và một khi thất bại thì tác hại còn ghê gớm hơn. Không chỉ danh tiếng của người đó bị hủy hoại mà đứa con tinh thần của y cũng phải mang tiếng xấu.
Nhưng dù sao tôi cũng sáng tác ra nó. Với tôi thì sáng tác giống như trồng hoa. Sự hấp dẫn lôi cuốn từ vẻ đẹp của những bông hoa cũng đơm hoa kết trái, gieo mầm trong tim tôi. Chính vì có những hạt giống nằm trong lồng ngực nên tôi mới tận tình vun trồng tưới bón, mong chờ những đóa hoa đã nở lúc trước sẽ lại nở rộ lần nữa, để cho tất cả mọi người cùng thưởng thức vẻ đẹp của chúng.
Thật ra tôi không có chủ ý hay định kiến, hay cũng không oán ghét với đời; ít nhiều thì tôi cũng có một vài nét độc đáo có thể xem như thành tích đáng khen. Chỉ là, trong tim tôi luôn mang những hạt giống mà tôi có được từ người khác. Tôi thích phim đấu súng, phim võ thuật, phim khoa học viễn tưởng; Tôi thích Transformers, Quái vật không gian, và Cao bồi miền viễn Tây. Chính vì sở thích này làm hại thân thể tôi mấy lần nên tôi mới chọn hướng đi này. Do đó, những gì tôi viết—mỗi lần điều là sản phẩm ăn theo. Một khi tôi như thế thì làm sao tôi chấp nhận rằng nó bị từ chối? Nếu có thể, tôi thật lòng muốn phồng ngực lên cổ vũ cho nó thật to. Dẫu rằng ngành công nghiệp sản phẩm ăn theo trong mắt tôi không là gì cả, nó cũng không biết hổ thẹn, nó là nơi ký sinh trùng hoành hành— tôi vẫn tin rằng thú vui viết lách là một cảm xúc thanh cao.

Cuốn sách này của tôi, đã ngốn hết hơn một nghìn bốn trăm trang giấy chỉ để reo lên ‘Tôi yêu Fate’, giờ đang được đặt ngay ngắn trước mặt bạn.
Đây là một cuộc chiến trường kỳ và gian khó. Thành thật mà nói, tôi đã bỏ ra không biết bao nhiêu là công sức cho tác phẩm này. Nhưng theo quan điểm của tôi, như vậy rất xứng đáng. Đây là câu trả lời của tôi; tôi giữ sự khám phá này mỗi giây phút đi trên con đường sáng tác. Sản phẩm ăn theo là tốt hay xấu?... Tôi nghĩ từ nay tôi không vướng mắc vấn đề này nữa.
Tôi sẽ đánh cược hết những gì tôi có, tiếp tục sáng tác những gì tôi tâm đắc, và tôi sẽ dùng nó làm cớ để chống lại các ảnh hưởng tiêu cực. Ngắn gọn là như vậy. Đây là những gì tôi học được sau trong khi hoàn thiện bốn cuốn sách này.

Bỗng dưng nhìn lại, tôi, người đã định dừng bút ở đây… ai nói tôi không được cứu bởi tác phẩm Fate/Zero?
Phải, tôi đã nhận được câu trả lời.
Các độc giả thân mến, hãy yên tâm đi. Sau hôm nay thì tôi, Urobuchi, vẫn sẽ tiếp tục phấn đấu.

Xem trang trước Năm năm sau Trở lại trang chính Fate/Zero_(Việt Nam) Xem trang sau Lời bình